Việt Nam vượt Malaysia, indonesia về hiệu năng hoạt động Logistics vươn lên thứ 3 Đông Nam Á

     15-10-2018 01:03

Theo báo cáo năm 2018 của ngân hàng thế giới, chỉ số hiệu năng Logistics của Việt Nam đã tăng 25 bậc trên bảng xếp hạng hiệu năng hoạt động giao nhận logistics trong số 160 quốc gia được tổ chức này đánh giá, và đứng thứ 3 Đông Nam Á sau Singapore và Thái Lan.

Trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các quốc gia có quy mô kinh tế lớn như Ấn Độ và Indonesia cũng như các quốc gia thuộc nhóm hội nhập mới nổi, Việt Nam và Bờ Biển Ngà đã thể hiện một sự tiến bộ đáng kể khi tăng hạng rất cao trong lĩnh vực Forwarding Logistics. Dẫn đầu thế giới vẫn là Đức, Thụy Điển, Bỉ, Úc và Nhật.
Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam thể hiện sự tiến bộ cao khi leo được 25 bậc từ vị trí tăng từ vị trí 64 lên 39, Singapore mặc dù tụt 2 hạng từ 5 xuống 7 nhưng vẫn dẫn đầu Đông Nam Á, trong khi đó Thái Lan nhảy lên 32 từ vị trí số 45 năm 2016. Còn Malaysia  tụt từ vị trí 32 xuống 41, Indonesia mặc dù có tiến bộ đáng kể khi thăng hạng từ 63 lên 46, nhưng cả hai nước này đều để Việt Nam qua mặt. Lào thể hiện sức bứt phá khi từ vùng cực trũng các năm trước lên vị trí trung bình khi nhảy được đến 70 bậc từ 152/160 năm 2016 lên 82/160 năm nay.

LPI (Logistics Performance Index) là chỉ số đánh giá hiệu năng hoạt động giao nhận logistics được đo lường bởi ngân hàng thế giới, giúp các quốc gia nhận biết được cơ hội, thách thức của mình trong hoạt động giao thương, từ đó xác định những vấn đề cần khắc phục hay phát huy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Chỉ số được lập dựa trên kết quả khảo sát các nhà hoạt động dịch vụ giao nhận (freight forwarder) và chuyển phát nhanh (express carrier) về tính thân thiện của hoạt động giao nhận logistics tại các quốc gia được khảo sát. Phương pháp đánh giá bao gồm cả định tính và định lượng, trên cả hai nhóm dịch vụ quốc tế và nội địa.

Xếp hạng hiệu quả hoạt động giao nhận logistics 2018

Bảng xếp hạng hiệu quả hoạt động giao nhận logistics của Việt Nam so sánh với các nước ASEAN
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Hiến, tổng hợp từ dữ liệu báo cáo LPI , World Bank)

 

Chi tiết chỉ tiêu đánh giá hiệu năng hoạt động logistics của Việt Nam

 

Chỉ tiêu LPI quốc tế (International Logistics Performance Index)

Đo lường bằng 6 chỉ tiêu định tính trên mỗi quốc gia, đánh giá bởi các nhà cung cấp dịch vụ logistics ở nước ngoài có hoạt động giao thương với đối tác tại quốc gia đó. [Cái này hiểu đơn giản kiểu như là các overseas agents, shippinglines, airlines đánh giá hiệu quả dựa trên kết quả các lô hàng gửi về một quốc gia].

 

Chỉ tiêu LPI nội địa (Domestic Logistics Performance Index)

Đo lường bằng cả chỉ tiêu định lượng và định tính từ đánh giá của các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận logistics hoạt động trong chính quốc gia đó. Bao gồm dữ liệu về các tiêu chí (1) Môi trường Logictisc, (2) Quy trình, (3) Thể chế luật pháp liên quan, (4) Thời gian thực hiện và (5) Chi phí thực hiện.

 

Nguyễn Ngọc Hiến (Tổng hợp và phân tích)


Đề nghị ghi rõ nguồn bài và tác giả nếu xuất bản lại bài gốc từ website này